HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Gốm Bát tràng ở Hà Nội ?

Sản phẩm

HỖ TRỢ

Hotline: 0979141031
Kinh Doanh
0979 141 031
Sản Xuất
02438740201

Gốm Bát tràng ở Hà Nội ?

Gốm Bát Tràng là tên một xã thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Xã Bát Tràng gồm hai làng (thôn) là làng Bát Tràng và làng Giang Cao. Cả hai làng đều là làng nghề gốm truyền thống. Ban đầu Gốm Bát Tràng là địa danh thuộc tỉnh bắc ninh nhưng từ năm 1961 đến nay Gốm Bát Tràng ở Hà Nội . 

Thời Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Ngày 13 tháng 12 năm 1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 6 xã: Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành thủ đô Hà Nội.
Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Năm 1964, sau khi xây dựng hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, thôn Kim Lan bị chia tách với phần còn lại của xã Quang Minh bởi sông Bắc Hưng Hải. Do đó xã Quang Minh được chia tách thành hai xã là Bát Tràng và Kim Lan.

Bạch Thổ phường (phường Đất sét trắng) là tên gọi đầu tiên của Bát Tràng vào thời sơ khai khi những người thuộc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng theo vua Lý Công Uẩn dời đô di cư từ Trường Vĩnh Ninh Thanh Hóa ra đây khai hoang, làm gốm. Hiện, Đình Bát Tràng còn lưu giữ bức hoành phi “Bạch thổ danh sơn” ghi dấu mốc son này.

Bá Tràng phường, tên gọi của Bát Tràng vào đầu thời Trần.

Xã Bát, tên gọi này xuất hiện vào cuối thời Trần. “Đại Việt sử ký toàn thư” bản kỷ quyển 7 kỷ nhà Trần có đoạn viết: “"Nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát - Khối, lúa má bị ngập... Châu Khoái, Châu Hồng... hại nhất". Đê Bát – Khối ở đây chính là đê Bát Tràng – Cự Khối (đoạn giữa tuyến đê Long Biên – Xuân Quan ngày nay). Vào tháng 12 năm Bính Thìn, năm thứ 4 niên hiệu Long Khánh (1376) sử chép việc vua Trần Nhân Tông mang 12 vạn quân có đi qua "bến sông xã Bát". Đào Duy Anh chú giải "xã Bát" chính là xã Bát Tràng.

Xã Bát Tràng, tên gọi chính thức cho tới ngày hôm nay, xuất hiện vào thời Lê Sơ. Trong tác phẩm Dư địa chí của mình Nguyễn Trãi có đoạn viết: “...làng Bát Tràng có nghề làm bát, Huê Cầu có nghề nhuộm vải...”

Cùng với biến thiên của lịch sử, Bát Tràng trải qua nhiều tên gọi khác nhau, duy có điều bất biến: nghề làm gốm của Bát Tràng không ngừng phát triển; chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã không ngừng được cải thiện, nâng cao. 

 

Bài liên quan